Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Đồng Nai: Xe ben mất lái lao lên vỉa hè húc đỗ cột điện 1 người nguy kịch

Cú tông bất ngờ khiến anh Hiệp đang ngồi trên xe máy không kịp trở tay , chiếc xe ben cuốn cả xe máy và người vào gầm  kéo lê khoảng 2 m, húc đổ cột điện mới chịu  dừng lại.


Vụ tai nạn xảy ra  vào khoảng 10 h sáng 21/ 9 trên QL 51 (khu phố 1, phường Long Bình Tân , Tp. Biên Hòa Đồng Nai) khiến một người nhập viện trong tình trạng nguy kịch .

Hiện trường vụ tai nạn 

Thời điềm trên chiếc xe ben BKS : 60 L – 9059 do tài xế Nguyễn Ngọc Hạnh( SN 1972) lưu thông theo hướngVũng Tàu -Đồng Nai, khi đến trụ sỡ công an  phường Long Bình Tân thì bất ngờ lao lên vỉa hè cuốn cả người và xe máy BS : 60F1- 188.39 do anh Lê Trần Hiệp (SN1953) đậu bên đường, rồi húc đổ cột điện mới dừng lại .

Tại hiện trường, cột điện ngã đỗ xiêu vẹo, xe máy biến dạng hoàn toàn, cabin xe ben bị hưng hỏng nặng, nạn nhân nhập viên trong tình trạng nguy kịch .

 Nhận được tin báo,lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường,  điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn .
Văn Dương

Anh quát tôi đi ...tôi là người dân hiếu kỳ


Nếu tôi là người công an mặc áo xanh, tôi sẽ không quát người dân mà nhanh chóng cứu người khi họ gặp nạn .  Còn tôi là “người dân hiếu kỳ” chả lẻ tôi lao vào cứu người còn các anh áo xanh đứng nhìn ?

Hôm nay thấy trong người không được khỏe, tôi liền đánh xe đi khám bệnh, đang ngồi chờ đọc tên khám bệnh thì nghe một tiếng va chạm mạnh ngoài đường nên chạy ra xem.
Sự tình là, có một người dân đang ngồi trên xe máy thì bất ngờ bị chiếc xe ben lao thẳng vào người cuốn vào gầm xe, ngay trước cổng trụ sở công an phường Long Bình Tân ( khu phố 1, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai)
Các anh áo xanh cũng chỉ biết đứng nhìn rồi chụp hình còn người dân lao vào cứu người 

Thấy vậy, người dân hô hoán cứu người, các anh công an cũng chạy ra  nhưng thay vì lao vào cứu người thì lại các anh lại quát “ người dân hiếu kỳ” như tôi.  Anh quát tôi để làm gì chứ ? Khi người dân lao vào cứu người thì các anh áo xanh chả khác gì tôi. Các anh cũng chụp hình và đứng nhìn .

“Tôi là người chạy ra sau cơ mà, tôi là người bệnh chạy ra từ bệnh viện , các anh áo xanh không giúp được người gặp nạn làm sao tôi giúp được khi họ bị kẹt dưới gầm xe ben?
Tôi là người dân tôi có quyền hiếu kỳ, còn các anh chả lẻ cũng muốn hiếu kỳ như tôi.? Tôi là người dân tôi có quyền chụp ảnh chả lẻ các anh thấy người gặp nạn cũng lấy điện thoại ra chụp ảnh như tôi chăng? 

Anh nói với tôi như thể tôi là tài xế xe ben, húc vào người dân, thái độ của anh khi thấy người gặp nạn không giống với màu áo xanh anh đang mặc. Tôi có nằm mơ cũng không nghỉ rằng anh lại cư xử với tôi như vậy.

Anh cứ quát tôi đi , tôi là người dân hiếu kỳ . 

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Chàng trai nghèo rửa xe Vip thu nhập 20 triệu/ tháng


Tốt nghiệp THPT, Vi Quốc Hợp không chọn đường thi vào đại học mà quyết định thử sức mình vào Nam kiếm sống và anh đã thành công với nghề rửa xe ô tô

Cách đây 7 năm, (chàng trai 28 tuổi, lớn lên từ một vùng quê nghèo Thường Xuân, Thanh Hóa) tốt nghiệp THPT với 45 điểm, một con số khá cao, với số điểm ấy bạn bè trong lớp rủ nhau đăng kí thi vào đại học thì Hợp lại chọn cho mình hướng đi riêng.

Học nghề từ những trãi nghiệm thực tế ...

Năm 2007 sau khi thi tốt nghiệp được 3 tháng anh quyết định vào Nam thử sức mình. Lúc đầu anh làm công nhân xưởng gỗ ở Đắk Lắk được một thời gian sau đó chuyển sang làm nhân viên giữ xe, bốc xếp, ai mướn gì cũng làm, công việc gì kiếm ra tiền là làm. Thế nhưng thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, trong tay lại không có nghề nghiệp gì. Tình cờ, một lần xuống TP.HCM chơi thấy người ta rửa xe ô tô nên thích nghề này, rồi xin theo học. Thời gian đầu, anh vừa làm vừa học hỏi. Tuy có người hướng dẫn nhưng anh vẫn phải tự học là chính. “Nghề dạy nghề” khách hàng góp ý anh tiếp thu và tự rút ra kinh nghiệm. Anh bắt đầu học cách nhận biết màu sơn của xe, hãng xe, xuất xứ của từng chiếc xe... Sau đó, chọn loại xà bông rửa phù hợp với từng chiếc xe, màu sơn nào cần đánh bóng, phủ nano, đánh bass, xe nào thì phải rửa bọt tuyết...Nhưng chủ yếu anh làm theo yêu cầu của khách”.

Nghề rửa xe mang lại thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng 

Theo nghề rửa xe nay đã hơn 5 năm. Để trở thành một người thợ giỏi, rửa xe ô tô “chuyên nghiệp”, ngoài việc rửa xe, biết chăm sóc những chiếc xe “hàng hiệu”, anh còn biết lái nhiều loại xe. “Làm nghề này phải lái được nhiều loại xe nên phải học bằng B2” - Hợp cho biết.


Nắm bắt được xu thế phát triển của ngành công nghiệp ô tô và nhu cầu chăm sóc xe của nhiều dân chơi xe. Đầu năm 2015 anh được ông Đỗ Quang Vinh, một ông chủ ở (khu Phước Hải, TT. Long Thành, Đồng Nai) hỗ trợ vốn làm mô hình rửa xe chuyên nghiệp. “Rửa xe với cầu nâng 1 trụ, súng phun nước áp lực cao, máy móc hiện đại gọn nhẹ, nhanh chóng, mỗi chiếc xe ô tô chỉ rửa trong vòng 10- 20 phút, xe mô tô và xe gắn máy 5-10 phút. Xe sau khi rửa xong được bảo hành nguyện vẹn, nước sơn không bị phai màu, trầy xước, đảm bảo độ bóng và sạch sẽ từ ngoài vào trong”- Hợp cam kết.
Nhờ cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo Hợp được khách hàng tin tưởng giới thiệu nhiều “mối” đến rửa xe. Anh cho biết: “Khách ở đây chủ yếu là khách quen, họ rửa xe một hai lần rồi xin số điện thoại, khi cần thì họ gọi điện cho mình phục vụ”. Động lực chính để bản thân anh cố gắng hằng ngày, chính là niềm vui, sự hài lòng của khách hàng.

Truyền nghề cho người cùng cảnh...

Nghề rửa xe không những mang lại thu nhập lớn cho Hợp mà anh còn truyền nghề cho cho Phước Huy và Thanh Phương đến từ Tiền Giang, giúp hai bạn trẻ có công ăn việc làm và thu nhập khá. “Tình cờ bạn bè gặp nhau thấy cùng hoàn cảnh, đam mê nghề nên đến với nhau. Mình cũng từng được người khác truyền nghề, nên ai có đam mê muốn học, mình sẵn sàng chia sẻ”- Hợp vui vẻ nói .



Chàng trai xứ Thanh luôn bận rộn với công việc yêu thích của mình 
Theo anh học nghề rửa xe không khó, chỉ cần có sức khỏe, chịu khó, nhanh nhẹn, chú ý là sẽ làm được. Anh cho biết về dự định trong tương lai, sắp tới sẽ gắn màn hình DVD trong xe, nhận cung cấp phụ kiện chính hãng cho từng loại xe được nhập từ nước ngoài. Nói về thu nhập của Hợp ông Đỗ Quang Vinh, chủ tiệm rửa xe tiết lộ, nếu mỗi ngày rửa khoảng 30 chiếc ô tô và cộng thêm xe gắn máy, thay nhớt, bán đồ chơi xe...mỗi tháng Hợp được nhận từ 15-20 triệu tùy vào số lượng xe đến rửa nhiều hay ít mà tiền lương có thể tăng thêm. Ngoài ra Hợp còn được nhận thêm tiền “boa” của khách.

Với mong muốn nhân rộng mô hình rửa xe, tự đứng chủ kinh doanh các mặt hàng phụ kiện xe ô tô . Quốc Hợp đang cố gắng phát triển công việc của mình hiện tại. Đồng thời, anh không ngừng trau dồi thêm kiến thức, nâng cao tay nghề để mở cửa hàng riêng cho mình. Anh tâm niệm: “học cái gì cũng phải đam mê, làm nghề gì cũng cần có “cái tâm” rửa xe cũng vậy phải dốc hết sức và tâm huyết vào đó mới thành công”

Văn Dương

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Nỗi lo của sinh viên năm cuối...

Trải qua bốn năm đại học, đèn sách miệt mài phấn đấu đạt bằng khá, bằng giỏi mong sao ra trường có công ăn việc làm ổn định như bao bạn bè cùng trang lứa, thế nhưng, các bạn sinh viên vẫn canh cánh một nỗi lo “ không có tiền xin việc”.

Sau những ngày về quê ăn tết bên gia đình, bạn bè, người thân các bạn sinh viên quay trở lại trường, học nốt ít tháng còn lại để tốt nghiệp ra trường.Tưởng chừng ấy vậy mà vui nhưng lại không ai hớn hở, gặp nhau ai nấy cũng lo ra trường mình làm công việc gì?Ở đâu?. Mỗi người một  ước mơ, người muốn làm giáo viên, người muốn trở thành nhà báo,luật sư... nhiều bạn còn học thêm chứng chỉ kế toán,tiếng anh, tin học văn phòng, nghiệp vụ báo chí... để phòng không xin được việc này thì làm việc khác.

Bạn Ngọc quê Gia Lai học ngành Ngữ văn tổng hợp, Đại học Đà Lạt, gia đình cũng khá giả cha mẹ cũng lo cho chỗ làm nhưng bạn tâm sự: “ Không phải dể đâu, nói  quen biết vậy thôi chứ cũng phải lo 50 triệu đặt trước đã rồi mới có việc ở huyện , bố mình nói làm bên giấy tờ sổ sách, mà mình muốn học lên cao học nhưng bây giờ mình thôi, không học nữa nếu mình không nhanh là có người khác làm liền ”.

Xã hội bây giờ, cái gì cũng động đến là phải tiền đi trước, công việc mới là lượt theo sau, ai nhanh chân hơn thì người đó có việc. Chỉ khổ cho những sinh viên nghèo, học hành thành đạt thế mà đến giai đoạn xin việc là bị ngưng lại, khó lòng mà đi tiếp. Nhà nghèo bố mẹ không có tiền lo cho con xin việc, thì cũng đành chịu. Với những khoản tiền hàng chục triệu, thậm chí là trên trăm triệu, thì những gia đình có hoàn cảnh đông con, kinh tế gia đình eo hẹp, họ đào đâu ra số tiền đó?.
 “Cho con đi học đại học là phải đi chạy vạy khắp nơi, kiếm tiền cho nó nhập học, mà cũng may, nhà nước còn cho vay vốn sinh viên nên tôi mới dám cho con đi học. Bây giờ con ra trường lại phải lo tiền cho con xin việc, không biết khi nào bố mẹ mới hết lo”.Ông Trần Văn Tuyên, bố của một bạn sinh viên tâm sự

Học hành thi cử là một chuyện nhưng đến khi cầm tấm bằng khá, bằng giỏi trong tay mà không có tiền thì coi như đi xin mãi hết nơi này đến nơi khác vẫn cầm hồ sơ quay về. Đó là, chưa kể một số công ty, doanh nghiệp, khi đã nộp hồ sơ vào thì không có chuyện trả lại hồ sơ.

Đến ngày tốt nghiệp, nhận mỗi người một cái bằng khá, bằng giỏi mà bạn nào cũng lo xin việc nơm nớp, mà cái lo “đầu tiên” vẫn là “tiền đâu” sinh viên vẫn hay nói vui với nhau như vậy .
Xin việc không khó chỉ cần có tiền (ảnh minh họa)
Nào là tiền giới thiệu, tiền lót tay, chạy việc... đó là chưa kể tiền mời đi nhậu làm quen. Trong khi đó các nhà tuyển dụng lại cần những người có năng lực, kinh nghiệm,có kỉ năng làm việc nhanh nhẹn, thông minh trong xử lý các công việc. Chẳng thấy công ty, doanh nghiệp nào, treo băng rôn tuyển dụng, trước khi vào làm việc phải đóng tiền cả. Vậy mà, ai đi xin việc cũng lo tiền để xin việc.

Đây là nỗi lo không chỉ của riêng các bạn sinh viên năm cuối mà đó còn là nỗi lo của những bạn sinh viên đang theo học đại học, của bố mẹ sinh viên. Cuối cùng,họ cũng phải lo đi vay mượn, tích góp tiền cho con xin việc. Thế mà nhiều khi “lo lại hoàn lo”,con mình vẫn không xin được việc.


Văn Dương

Bắt được chim lạ, một thực tập sinh mang thả vào rừng

Trong lúc đang làm việc một thực tập sinh việt nam tại Hitaka Sarugun Hokkaido đã bắt được một con chim lạ , có bộ lông sặc sỡ, đuôi khá dà...