Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Bật đèn xe máy vào ban ngày: liệu có giảm được tai nạn giao thông?

Tai nạn giao thông là hiểm họa của toàn xã hội, cần phải có biện pháp căn cơ để giảm thiểu tai nạn giao thông nhưng đồng thời cũng phải  đảm bảo được tính thực tiễn và khả  thi .

Thiết nghĩ Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG) còn nhiều việc để làm hơn là đi áp dụng luật mới “bật đèn xe máy vào ban ngày”  mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả  giảm thiểu tai nạn giao thông. Vì tai nạn giao thông là do phóng nhanh vượt ẩu, đèn đỏ không chờ, đèn vàng vẫn cứ tăng ga chứ chưa nghe nói nguyên nhân tai nạn là do không bật đèn xe. Nếu bật đèn ban ngày mà quan sát được các phương tiên lưu thông thì khi đến điểm giao cắt có đèn xanh, đèn đỏ phải biết quan sát trước rồi mới nhìn đèn xe của người khác. Đọc mấy bài báo về tai nạn giao thông “vượt đèn đỏ bị xe cán tử vong”  đó là lỗi do không chấp hành tín hiệu giao thông. Chưa nói đến chuyện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, hễ ra đường là thấy các anh, các ả, tay trong tay vặn ga, tóc vàng, tóc đỏ,  cứ thế là chạy, mà có phải chở một đâu, hai ba người mới chịu. Tai nạn cũng từ đó mà ra, ý thức chấp hành không tốt thì áp dụng kiểu gì cũng bằng thừa.
Xe gắn máy  lấn sang làn của ô tô trên cầu  Bình Triệu
 (đèn xe chiếu sáng thực sự có tác dụng vào ban đêm còn ban ngày thì không cần thiết)

Nhất là dịp cuối năm tết nhất cận kề, nào là tất niên, hội lớp, hội tuổi... uống rượu bia nhiều có “men” vào người, lái xe chẳng biết chi trời đất vung tay múa chân thế là chạy, không tông vào cột điện thì cũng nằm gầm xe ben, không leo lên vỉa hè thì rơi xuống vực. Cứ vào dịp tết là tai nạn lại tăng vùn vụt. Cái chết đó là do ý thức chấp hành không tốt, xem nhẹ tính mạng của bản thân. Nhiều trường hợp tai nạn thương tâm thì không nói làm gì vì tại nạn đến bất ngờ thì khó mà tránh được. Gần đây nhất anh Lê Trần Hiệp đang ngồi trên chiếc xe máy trước trụ sở công an phường Long Bình Tân- Đồng Nai, bị xe ben cuốn vào gầm, vài ngày sau thì tử vong. Đó là những cái chết không báo trước. Còn mấy anh tài xế lái xe mà “nồng độ cồn” lúc nào cũng đo được thì tai nạn rình rập là điều khó tránh khỏi, không ngủ gật thì cũng giật vô lăng,  không “mất lái” thì cũng “mất thắng” tất cả những nguyên nhân đó mới chính là cái gốc gây ra những vụ tai nạn thương tâm.
Hiểm họa tai nạn giao thông ngày càng tăng (một vụ tai nạn tại Đồng Nai )
Nói về các nước trên thế giới tại sao họ lại giảm được tai nạn giao thông ? Thứ nhất, hệ thống giao thông của họ được quy hoạch một cách khoa học và bài bản. Thứ hai, chất lượng công trình luôn được đảm  bảo.  Thứ ba, ý thức chấp hành luật lệ giao thông là yếu tố quyết định việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Còn Việt Nam thì sao?  Đường mới làm chưa đi đã sụp lún, rạn nứt, mới làm xong tháng trước, tháng sau lại thi nhau đi kiểm định chất lượng rồi ra sức đào bới bổ sung chổ này một chút, chổ kia một ít, thấy đoạn đường nào cũng lồi lỏm, ổ gà chưa hết thì lộ ổ voi. Như thế thử hỏi xe đi có an toàn không, nhiều khi vất cái hố mà chết chứ có phải tông nhau mà chết đâu. Đã thế còn xuất hiện “đinh tặc” hoành hành không nổ lốp thì cũng cháy xe... đó mới chính là nguyên nhân xảy ra tai nạn.

Cứ khen Nhật Bản là giảm được tai nạn giao thông, ừ thì đúng rồi vì người Nhật cứ đến ngã ba, ngã tư là họ đi rất chậm, quan sát trước sau rồi mới cho xe di chuyển từ từ, chứ như ở Việt Nam thì ai mạnh thì người đó đi, đi xe trong thành phố thì phải có kỷ năng “luồn lách” mỗi khi tắc đường, vỉa hè nào đi được thì lao lên mà đi chứ chờ nhau biết đến khi nào mới đi được, cứ thế một người vượt lên thì người khác cũng vượt theo tội gì chờ cho mệt.
Nhìn lại những gì đã thử nghiệm nào là  “xe chính chủ” các giải pháp để giải quyết vấn nạn kẹt xe, “ biển số chẵn đi ngày chẵn, biển số lẻ đi ngày lẻ” thu phí đối với xe gắn máy... tất cả đều bị người dân phản ứng kịch liệt. Đó chẳng phải là bài học đáng suy ngẩm?

Vậy nên, đừng có nói chuyện thống nhất rồi đồng bộ sẽ áp dụng được ngay, một khi đã không hợp lòng dân thì tất cả đều thất bại. Thử hỏi đi xe ban đêm không bật đèn bị phạt đã đành, còn đây ban ngày không bật đèn cũng bị phạt, đã thế đèn bật nhiều thì hao tốn điện năng, tuổi thọ bóng đèn giảm sút, hao tốn tiền tu sửa xe, cái gì cũng đè lên vai người dân gánh hết. Còn cái chuyện ảnh hưởng  đến môi trường thì để các chuyên gia môi trường vào cuộc.

Cuối cùng là giải pháp, chúng ta nên nhìn nhận lại và thực hiện những điều chưa làm được, và tiến hành triển khai làm cho bằng được để chấm dứt tình trạng kẹt xe, làm cho đường thông thoáng, hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường luôn phải được đảm bảo, hệ thống cầu vượt, giải phân cách phải đúng tiêu chuẩn về chiều cao cũng nhưng độ an toàn. Nhân rộng mô hình xe công cộng giúp người dân di chuyển thuận lợi... chấm dứt nạn xe dù bến khách, chặt chém trong các dịp lễ , tết sắp cận kề để nâng cao ý thức người dân hướng tới “văn hóa giao thông” ngày một văn minh tươi sáng hơn.
Văn Dương 

Bắt được chim lạ, một thực tập sinh mang thả vào rừng

Trong lúc đang làm việc một thực tập sinh việt nam tại Hitaka Sarugun Hokkaido đã bắt được một con chim lạ , có bộ lông sặc sỡ, đuôi khá dà...